Home » Tư vấn xây dựng biệt thự » Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng

Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng

Rate this post

Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng

Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng : Như các bạn đã biết và đang tìm hiểu hay đang băn khoăn về độc dốc mái cho những mẫu thiết kế biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng…v.v.. Sao cho lượng nước mưa thoát xuống một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.Thường thì mái được sử dụng phổ biến là độ dóc mái tôn và mái ngói.

Định nghĩ độ dốc mái là gì?

Độ dốc mái được hiểu mà độ nghiêng khi hoàn thiện so với mặt phằng nằm ngang.Khi thi công cần xử dụng đúng kĩ thuật về độ dốc để tránh tình trạng ứng đọng nước.

Độ dốc mái còn phụ thuộc vào các yếu tố như chất liệu sử dụng mái và kết cấu công trình.Mái càng dốc thoát nước tốt thì dùng nhiều đến vật liệu hơn.

Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng - Ảnh minh họa 01
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng – Ảnh minh họa 01

Tiêu chuẩn thiết kế mái dốc trong xây dựng :

Tính về tiêu chuẩn độ dốc mái nhà được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604:2012. Trích nguyên văn mục 4.2. Mái và cửa mái như sau:

Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:

  •  Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
  •  Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;
  •  Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;
  •  Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.

Khi độ dốc của mái nhỏ hơn 8 % tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm.Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.

Độ dốc mái tôn :

Độ dốc mái tôn theo kỹ thuật phải đạt tối thiểu 10 %.Trong đó

  • Khi nói về độ dốc mái tôn nhà vườn :

Thường thì nhà cấp 4 có diện tích ngôi nhà vừa và lớn ta sẽ tính độ dốc mái cho hợp lí và hiệu quả nhất.Theo kĩ thuật đối với nhà vườn thì độ dốc lấy là 10 – 20 %.

Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng - Ảnh minh họa 02
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng – Ảnh minh họa 02

Độ dốc mái tôn nhà ống :

  • Đối với nhà ống thì chiều dài nhà lớn còn chiều rộng thì hẹp.Thường với nhà ống thì mái tôn lập sẽ ở tầng thượng ngôi nhà.Theo kĩ thuật thì độ dốc nhà ống thường là : 10 -15 %.
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng - Ảnh minh họa 03
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng – Ảnh minh họa 03

Đối với dộ dốc mái tôn nhà xưởng :

  • Như các bạn đã biết thì với nhà xưởng diện tích khá lớn nên độ dốc theo kĩ thuật ít nhất 10 % còn tối đa thì 30 %.Chú ý khi diện tích lớn thì nên đảm bảo lập mái tốn đúng kỹ thuật vì bên trong xưởng có rất nhiều hàng hóa.
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng - Ảnh minh họa 04
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng – Ảnh minh họa 04

Đối với độ dốc mái ngói :

  • Khi nói về mái ngói thì độ dốc nó sẽ thường lớn hơn mái tôn vì khi lượng mưa lớn hắt vào những khe mái ngói sẽ gây ra hiện tượng thấm dột vào trong nhà.Hơn nữa khi để độ dốc cao sẽ giúp chúng ta cảm thấy thoáng và thoải mái hơn.
  • Độ dốc mái ngói ít nhất là 30 % còn tối đa thì 60 %.Cụ thể:
  1. Đối với loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương có độ dốc ở mức 40%.
  2. Đối với các loại ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc thì độc dốc sẽ không dưới 50%.
  3. Đối với ngói xi măng thì độ dốc của mái dao động ở khoảng 45 – 75%.
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng - Ảnh minh họa 05
Các phương pháp tính độ dốc mái biệt thự, nhà vườn, nhà xưởng – Ảnh minh họa 05

Công thức tính độ dốc mái :

Độ dốc mái là gì? Cách tính độ dốc mái biệt thự hiệu quả - Ảnh minh họa 06
Độ dốc mái là gì? Cách tính độ dốc mái biệt thự hiệu quả – Ảnh minh họa 06

Cần phải phân biệt độ dốc má(đơn vị %) và góc mái dốc (α: đơn vị độ). Độ dốc mái nói chung được tính bằng công thức:

  • i  =  m × 100% =  (H/L) × 100%
  • ( Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
  • Trong đó:
  • i là độ dốc.
  • H là chiều cao mái.
  • L là chiều dài của mái.
  • m là hệ số độ dốc mái m = H/L = tan α.

Các yếu tố cần thiết khi tính độ dốc mái tôn :

  • Chúng ta cần tìm hiểu về lượng mưa quanh năm của khu vực mình từ đó đưa ra phương án phù hợp nhất.Khi đưa ra khả năng thoát nước tốt và cả tính thẩm mĩ nữa.
  • Chiều dài mái. Với những mau thiet ke nha dep có mặt bằng rộng (chiều dài mái lớn) thì không nên làm mái quá thấp. Ngược lại, nếu mặt bằng nhỏ (chiều dài mái nhỏ) thì không nên làm mái quá cao. Bởi khi đó hình khối ngôi nhà sẽ mất đi sự cân đối và đẹp mắt.
  • Khi nói đến về sự đa dạng của các mẫu mái hiện nay nên yêu cầu thẩm mĩ của gia chủ ảnh hưởng đến mái tôn hoặc mái ngói sử dụng.
  • Mỗi kiểu tôn lợp mái khác nhau cũng sẽ có yêu cầu về độ dốc cũng khác. Hiện nay trên thị trường sử dụng phổ biến là: tôn lạnh 1 lớp, tôn cách nhiệt 3 lớp, tôn cán sóng. Chi tiết hơn thì có phân loại: tôn 5 sóng hoặc 11 sóng, sóng cao hay sóng thấp. Lấy ví dụ là tôn loại sóng to và cao có khả năng thoát nước tốt nên khi thiết kế và thi công có thể giảm độ dốc mái tôn xuống.
  • Mái ngói thì rất đa dạng về chủng loại, kích thước và màu sắc. Thông thường trong quá trình thiết kế, dựa trên độ dốc mái ngói tối thiểu người ta cũng đã có thể chỉ định được loại ngói để thi công. Tuy nhiên, dựa theo sở thích và gu thẩm mỹ, các gia chủ có thể lựa chọn kiểu ngói sau: ngói bê tông, ngói xi măng, ngói mũi, ngói âm dương, ngói lưu ly….

>>> Tham khảo thêm : Cách tính độ dốc mái tôn – mái ngói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *